Tiếp nối nghề dệt thổ cẩm ở Mường Chiềng.

Cô giáo Hà Thị Huyền, 42 tuổi, dân tộc Tày ở xã Mường Chiềng là một trong ít nghệ nhân dệt thổ cẩm vẫn còn yêu tha thiết nghề. Với hơn 20 năm kinh nghiệm làm nghề nhưng vì mưu sinh kiếm sống nên chị chẳng thể toàn tâm theo đuổi đam mê của mình.
Dệt thổ cẩm mang giá trị thuần khiết, kết tinh văn hóa của người dân tộc Tày, tuy nhiên để giữ được nét văn hóa truyền thống này không dễ trong thời điểm hiện tại. “Trước đây ở Mường Chiềng, hầu như nhà nào cũng có khung dệt, nhưng giờ thì không còn nữa, các mẹ các già đều lớn tuổi rồi, lớp trẻ thì đi học xa hết…”, giọng chị Huyền buồn buồn kể.
Khi được Trung tâm GDTX-GDNN huyện Đà Bắc mời làm giảng viên chương trình thí điểm dạy nghề Dệt thổ cẩm tại xã Mường Chiềng, chị Huyền nhận lời ngay: “Chị vui lắm vì lâu rồi mới được đi dạy cho các em. Trước chị cũng đi dạy rồi nhưng không có tài liệu hỗ trợ, chủ yếu là hướng dẫn các em từ kinh nghiệm thực tế. Đây là lần đầu tiên chương trình học có tài liệu đào tạo bài bản và chuyên nghiệp như thế này.”
Tổ chức Aide et Action và Trung tâm Hợp tác Phát triển Tây Bắc xây dựng và phát triển Tài liệu đào tạo nghề Dệt thổ cẩm dựa trên kinh nghiệm đúc kết quý báu của rất nhiều nghệ nhân. Chương trình nằm trong khuôn khổ dự án “Tăng cường tiếp cận các lựa chọn sinh kế cho thanh niên dân tộc thiểu số” do Liên minh Châu Âu tài trợ. Chương trình đã cung cấp cho giảng viên và học viên kiến thức và kĩ năng cơ bản về cách làm việc với khung dệt, phát triển dệt các sản phẩm liên quan đến cuộc sống hàng ngày như chim chóc, hoa lá, cây cối,…
Một tháng tham gia chương trình, các học viên lớp Dệt thổ cẩm của Trung tâm GDTX-GDNN huyện Đà Bắc đã tự tin sử dụng khung dệt, dệt các sản phẩm đặc trưng mang đậm văn hóa dân tộc mình. “Mới bắt đầu em cũng thấy khó, nhưng dệt được thành sản phẩm thì thấy vui sướng vô cùng.” Một trong các học viên của lớp dệt như reo lên sau khi hoàn thành tác phẩm đầu tay của mình. Các sản phẩm của các em sẽ được giới thiệu tại các triển lãm cấp huyện/tỉnh và thông qua các mạng lưới kinh doanh khác nhau. Hoạt động này không chỉ giúp các thanh niên nâng cao kiến thức, kĩ năng để kiếm thêm thu nhập mà còn góp phần bảo tồn giá trị văn hóa các dân tộc ở Hòa Bình.
———————
Ms. Ha Thi Huyen, 42 years old, Tay ethnic group in Muong Chieng commune is one of the few brocade weavers who still loves their craft with more than 20 years of professional experience.
When she was invited by the Center for Vocational Training in Da Bac district to be a trainer in a piloting program on vocational training of brocade weaving in Muong Chieng commune, Huyen immediately accepted: “I am very happy because it has been a long time till the moment I can teach the young weavers. I used to teach before, but I didn’t have any training document, I mainly guided my students based on my practical experience. This is the first time that the program has such professional and methodical training materials.”
Aide et Action and Northwest Development Cooperation Center develop the Brocade Vocational Training Material based on the valuable experience of many artisans. The program is part of the project “Increasing Access to Livelihood Opportunities for Ethnic Minority Youth”, which is funded by the European Union. The program has provided lecturers and students with basic knowledge and skills on how to work with looms, development of weaving products related to their daily life such as birds, flowers, trees, etc.
After one month of participating in the program, the students of the Brocade weaving class have confidently used looms and weaved typical products imbued with their traditional culture. Their products will be showcased at district/provincial exhibitions and through various business networks. This activity does not only help young people improve their knowledge and skills to earn more income but also contributes to preserving the cultural values of ethnic groups in Hoa Binh.